【kq sivasspor】Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
Báo Bình Phước online trích đăng tóm tắt về những nội dung trong tham luận “Phát huy giá trị của chiến thắng Đường 14 - Phước Long trong phát triển du lịch”
Chiến thắng của Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã tạo ra những giá trị của hình thức du lịch lịch sử với các di tích mang đậm dấu ấn lịch sử vùng đất anh hùng như: Tượng đài chiến thắng Phước Long,ịlịchsửtrongphaacutettriểndulịkq sivasspor Miếu Bà Rá, Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định, Nơi ghi dấu tội ác của Mỹ - ngụy tại cầu Đăk Lung, đặc biệt là Bảo tàng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long…
Khơi mạch nguồn phát triển du lịch
Thị xã Phước Long ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Phước Long đang có nhiều lợi thế trên hành trình vươn lên trở thành đô thị phát triển năng động và là địa bàn đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
Phước Long sở hữu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: núi Bà Rá, hồ Thác Mơ, hồ Long Thủy; những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của vùng đất anh hùng như Tượng đài chiến thắng Phước Long, Miếu Bà Rá, Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định, Nơi ghi dấu tội ác của Mỹ - ngụy tại cầu Đăk Lung. Đặc biệt, từ kết quả rực rỡ của chiến thắng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, năm 2002, UBND thị xã Phước Long xây dựng Nhà truyền thống Phước Long, đến năm 2018 nâng cấp xây dựng với quy mô lớn hơn và đổi tên thành Bảo tàng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long (khu phố 5, phường Long Thủy) - nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý của chiến tranh, gợi cho người xem về ký ức một thời oanh liệt đã qua.
Với nhiều phong cảnh đẹp mang ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, thị xã Phước Long có tiềm năng rất lớn về du lịch.Trong ảnh:Tượng đài Phước Long chiến thắng tại ngã ba cầu Đắk Lung, thị xã Phước Long - Ảnh: Gia Khánh
Tại Bảo tàng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đang trưng bày nhiều khí tài chiến tranh như máy bay C123, F5E, xe tăng T34, M48, pháo 105mm; trưng bày hình ảnh, hiện vật và sa bàn Chiến dịch Đường 14 - Phước Long thể hiện các trận đánh, mũi tiến công của quân và dân ta thông qua phim tư liệu giới thiệu về chiến dịch. Một phần trang trọng trưng bày những chứng tích về nhà tù Bà Rá và dấu ấn cuộc đời hoạt động cách mạng của Thiếu tướng Nguyễn Thị Định. Linh hồn của bảo tàng chính là không gian trưng bày về Chiến dịch Đường 14 - Phước Long. Đó là những hình ảnh, hiện vật và tài liệu trưng bày thể hiện rõ quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết quả chiến dịch cũng như những đóng góp của quân và dân Phước Long trong chiến trường Đường 14 - Phước Long…
Với những giá trị nêu trên đã tạo ra nhiều tour, tuyến và sản phẩm du lịch về nguồn kết nối thị xã Phước Long với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển du lịch Bình Phước nói chung và Phước Long nói riêng. Điển hình đã thiết kế được nhiều tour, tuyến du lịch kết nối các điểm tham quan trên địa bàn thị xã Phước Long như: Tham quan Bảo tàng Đường 14 - Phước Long - Tượng đài chiến thắng Phước Long - Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định - địa điểm nơi ghi dấu tội ác của Mỹ - ngụy tại cầu Đăk Lung; kết hợp tham quan các điểm có yếu tố di tích lịch sử và một số danh lam thắng cảnh như: núi Bà Rá, hồ Thác Mơ, hồ Long Thủy; các tour, tuyến du lịch kết nối điểm tham quan trên địa bàn thị xã Phước Long với các địa phương khác trong tỉnh như: Tượng đài chiến thắng Đồng Xoài (TP. Đồng Xoài) - Bảo tàng Đường 14 - Phước Long (thị xã Phước Long) - Nhà Giao tế, di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (huyện Lộc Ninh) - Địa điểm chiến thắng chốt chặn Tàu Ô (huyện Hớn Quản) - Di tích mộ 3.000 người (thị xã Bình Long); các tuor, tuyến du lịch kết nối điểm tham quan các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh...) với tỉnh Bình Phước; tuyến du lịch quốc tế “Một ngày qua 4 nước”: Bình Phước (Việt Nam) - Kratie, StungTreng (Campuchia) - Champasak (Lào) - Ubon Thani (Thái Lan)...
Những tour, tuyến du lịch nêu trên đã thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan như: cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình cách mạng, tổ chức đoàn thanh niên, học sinh... Việc tham quan các địa danh cách mạng, tìm hiểu điểm đến lịch sử chứa đựng nhiều ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, cung cấp thông tin thực tế, sống động về lịch sử, văn hóa, có ý nghĩa giáo dục, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong nhân dân.
Những năm gần đây, một số điểm du lịch của tỉnh như di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Bảo tàng Đường 14 - Phước Long, khu trưng bày hiện vật điểm cuối đường Hồ Chí Minh và Nhà Giao tế có lượng khách tăng khá cao. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong năm 2024, tổng lượt khách du lịch ước đạt 1.465.050 lượt khách, đạt 117,71% kế hoạch và tăng 54,81% so với năm 2023 (trong đó, khách nội địa là 1.452.292 lượt khách, khách quốc tế là 12.758 lượt); tổng doanh thu du lịch 814,57 tỷ đồng, đạt 100,71% kế hoạch và tăng 49,33% so với năm 2023. |
Loại hình du lịch nhiều ý nghĩa
Chiến thắng của Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã tạo ra những giá trị của hình thức du lịch lịch sử. Không chỉ lớp trẻ có cơ hội được tiếp cận lịch sử một cách tự nhiên, chân thực và thú vị hơn, mà những người lớn cũng có cơ hội nhìn nhận lại lịch sử, thấu hiểu những câu chuyện để truyền cảm hứng học tập cho thế hệ sau này. Khi con người biết và hiểu về lịch sử của quốc gia, dân tộc, tự khắc họ sẽ biết tôn trọng những giá trị truyền thống, tôn trọng công lao của ông cha; có cái nhìn khách quan hơn về đất nước, về chính nguồn cội để tiếp tục nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa thiêng liêng, tránh tình trạng lịch sử bị xuyên tạc, bóp méo vì những mục đích xấu.
Để tiếp tục phát huy nguồn tài nguyên du lịch phong phú trong tỉnh và giá trị lịch sử của Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, trong thời gian tới cần tập trung các giải pháp như: Đề xuất thực hiện công tác quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các dự án phát triển du lịch liên quan đến Chiến dịch Đường 14 - Phước Long theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24-11-2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 24-10-2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm căn cứ thực hiện công tác đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
Nghiên cứu ban hành văn bản quản lý và quy hoạch, bảo tồn, phát huy bền vững giá trị lịch sử của chiến thắng Đường 14 - Phước Long trong phát triển du lịch; đồng thời bảo tồn và phát huy chuỗi giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn thị xã Phước Long và vùng lân cận tạo thành chuỗi giá trị trong kết nối tour, tuyến du lịch. Tổ chức nghiên cứu và đánh giá nguồn tài nguyên du lịch thông qua hệ thống di sản về chiến thắng Đường 14 - Phước Long, Bảo tàng Đường 14 - Phước Long, xem xét các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch để từ đó có kế hoạch đầu tư công trung hạn và mời gọi các tập đoàn, doanh nghiệp thực hiện công tác xã hội hóa phù hợp cho từng hạng mục đầu tư.
Bảo tàng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng với nhiều hiện vật trong chiến tranh - Ảnh: Gia Khánh
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, thiết kế xây dựng và giới thiệu thêm tour, tuyến, sản phẩm du lịch lịch sử gắn với Chiến dịch Đường 14 - Phước Long có tính mới, nét riêng biệt, mang dấu ấn đặc sắc riêng có của Bình Phước. Trong đó chú trọng tạo cảm xúc đặc biệt, tìm lại những dấu ấn lịch sử về giai đoạn kháng chiến kiên cường, bất khuất của quân và dân ta; được trực tiếp gặp, trao đổi và nghe chia sẻ từ chính các nhân chứng, hậu duệ với những câu chuyện người thật, việc thật sống động, tránh tâm lý “đi cho biết” của du khách…